Thời đại công nghiệp 4.0 phát triển cũng là lúc đời sống giao thương giữa các chủ thể kinh doanh được đẩy mạnh. Nhu cầu thành lập doanh nghiệp cũng dần trở thành xu thế toàn cầu hóa bởi những lí do như: Mang lại uy tín cho các chủ thể kinh doanh, tạo nên sự chuyên nghiệp trong mô hình kinh doanh của mình và thành lập doanh nghiệp là điều bắt buộc nếu muốn hoạt động kinh doanh được tốt hơn hay nói cách khác hoạt động kinh doanh cần được quản lý nhà nước để đảm bảo xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh.
Sau đây, Luật Thuận Phong sẽ hướng dẫn chi tiết quý đọc giả quy trình để thành lập 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất.
- Cơ sở pháp lý
– Luật Doanh Nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp
- Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp
2.1 Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Đối với công ty TNHH 1 thành Viên ( Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP )
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Lưu ý: Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với công ty TNHH 2 TV trở lên, công ty cổ phần
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Lưu ý: Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với ông ty hợp danh.
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Lưu ý: Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.2 Nộp hồ sơ và đóng phí online qua trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
2.3 Nhận kết quả giải quyết vụ việc
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ hợp lệ sẽ bổ sung, thay đổi thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp một trong các giấy tờ pháp lý sau cho doanh nghiệp:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới với các nội dung thay đổi.
– Giấy xác nhận thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quý khách cần thực hiện các công việc như mua chữ ký số, làm dấu, làm biển, làm tài khoản ngân hàng để nộp lệ phí, phí theo quy định của pháp luật.
Để được tư vấn cụ thể hơn, quý khách vui lòng liên hệ đội ngũ Luật Thuận Phong