Tổ chức đánh bạc là gì? Hình phạt tội tổ chức đánh bạc

Hành vi tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo, chuẩn bị công cụ phương tiện để cho hành vi đánh bạc diễn ra để thu lợi bất chính. Hành vi gá bạc là hành vi cho phép người khác đánh bạc trong địa điểm do mình quản lý, sử dụng, hay còn gọi là hành vi chứa chấp việc đánh bạc.

1. Tội tổ chức đánh bạc là gì?

Tổ chức đánh bạc, gá bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác, sử dụng địa điểm để tham gia đánh bạc. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bac, xét về bản chất là hành vi đồng phạm đánh bạc, gá bạc thể hiện hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc nhưng có thêm dấu hiệu riêng là mục đích trục lợi. Đây là loại hành vi xảy ra tương đối phổ biến cùng với hành vi đánh bạc.

2. Quy định của pháp luật về tội tổ chức đánh bạc

Căn cứ tại điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;

c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3. Các yếu tố cấu thành tội tổ chức đánh bạc

Măt khách quan của tội phạm và Hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc:

Điều 322 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội Tổ chức đánh bạc. Như vậy, Điều 322 quy định hai hành vi khách quan tương ứng với 2 loại tội phạm.

Hành vi tổ chức đánh bạc là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Hành vi tổ chức đánh bạc cũng tương tự như một số hành vi tổ chức phạm tội khác, tuy nhiên, đối với tội tổ chức đánh bạc thì người phạm tội phải tổ chức ít nhất từ hai người trở lên đánh bạc, vì việc đánh bạc phải có từ hai người trở lên mới đánh bạc được.

Người tổ chức việc đánh bạc nếu đủ yếu tố cấu thành tội tổ chức đánh bạc thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc. Nếu người có hành vi tổ chức ra việc đánh bạc để thỏa mãn việc đánh bạc của mình và cùng tham gia đánh bạc với những người mà mình tổ chức để đánh bạc thì người tổ chức đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc.

Hậu quả: Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm tội tổ chức đánh bạc

Mặt chủ quan của tội phạm và yếu tố lỗi: Người thực hiện hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc với lỗi cố ý. Người phạm tội biết rằng hành vi đó là trái pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện vì mục đích trục lợi.

Mục đích:  Mục đích phạm tội là để trục lợi.

Khách thể của tội phạm: Tội tổ chức đánh bạc là tội xâm phạm đến trật tự công cộng, mà trực tiếp xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.

Như vậy, hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi có đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên.

4. Trách nhiệm hình sự của tội Tổ chức đánh bạc

Hình phạt chính tội tổ chức đánh bạc:

Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 322 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về hình phạt chính cho hành vi phạm tội này.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Tại khoản 1 Điều 322 quy định khi phạm tội trong các trương hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoátkhi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đã quy định như sau: “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Phạm tội trong các trường hợp sau đây:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lê

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm

Tội tổ chức đánh bạc

Có tính chất chuyên nghiệp: Khi phạm tội từ 05 lần trở lên

Tái phạm nguy hiểm: Là đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Xử lý tình huống tổ chức đánh bạc ?

Từ ngày 6/2/2012, Cao B và vợ là Trần Thị D đã chuẩn bị nơi đánh bạc và chuẩn bị một số dụng cụ như chiếu, bát, đĩa…. để tổ chức đánh bạc tại vườn cà phê sau nhà của mình. Để phục vụ cho việc tổ chức đánh bạc, Cao B thuê Nguyễn H thu tiền xâu của mỗi con bạc 20.000đ/1 giờ và giữ trật tự sòng bạc; thuê anh Phạm Thanh Đ làm nhiệm vụ hướng dẫn các con bạc chỗ để xe và canh gác vòng ngoài. Trung bình mỗi ngày có từ 25 đến 30 người đến nhà B đánh bạc và số tiền xâu mỗi ngày thu được từ 500 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng. Tổng số tiền xâu thu được từ 06/2/2012 đến ngày 14/2/2012 khoảng 4.600.000đ. Ngày 14/2/2012, Công an bắt quả tang 12 người đang đánh bạc, thu giữ tại chiếu bạc 20.000.000đ

Bình luận:

Hành vi chuẩn bị nơi đánh bạc, các dụng cụ đánh bạc và thuê người canh gác, phục vụ cho hoạt động đánh bạc của Cao B, Trần Thị D là hành vi tổ chức đánh bạc được quy định tại khoản 1 Điều 249 BLHS. Nguyễn H và Phạm Thanh Đ biết B và D tổ chức đánh bạc nhưng vẫn có hành vi giúp sức cho B, D nên cũng phạm tội tổ chức đánh bạc như B và D. Điều 249 BLHS quy định: “Người nào tổ chức đánh bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.”.

Hành vi của B là tổ chức đánh bạc với quy mô lớn vì khi bị bắt quả tang, B đang tổ chức cho 12 người đánh bạc và số tiền bị thu trên chiếu bạc là 20 triệu đồng. Theo hướng dẫn của Nghị quyết 01/2010 hướng dẫn về điều 248 và 249 thì tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”:

a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

b) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại… để trợ giúp cho việc đánh bạc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *