Các hình thức đầu tư theo quy định hiện nay?

Việc lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp đóng vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện hoạt động dự án đầu tư hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Trong năm 2022 có những hình thức đầu tư nào?

1. Các hình thức đầu tư theo quy định hiện nay?

Theo quy định tại luật đầu tư 2020 thì có những hình thức đầu tư như sau:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Thực hiện dự án đầu tư.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

2. Quy định về hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 2022

Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật đầu tư 2020.

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3. Quy định về hình thức đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

Có tổ chức kinh tế theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 23 luật đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 23 luật đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 điều 23 luật đầu tư 2020 thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Quy định về hình thức đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hiện nay

Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

– Bảo đảm điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật đầu tư 2020;

– Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật

– Đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

5. Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp được thực hiện như thế nào ?

Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần

– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh

– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

– Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 điều 25 luật đầu tư 2020.

6. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

– Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 luật đầu tư 2020 thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2  Điều 26 luật đầu tư 2020.

 Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại  Điều 26 luật đầu tư 2020.

7. Quy định về hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật đầu tư 2020.

Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

8. Nội dung cần phải có trong hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

– Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

– Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

MẪU HỢP ĐỒNG GÓP VỐN HỢP TÁC KINH DOANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN HỢP TÁC KINH DOANH

Chúng tôi gồm:

BÊN VỐN GÓP THỨ NHẤT

Họ tên……….., sinh năm……….. , CMND số ……….. do Công an………..

Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………..

                                                                                                 (Trong Hợp đồng gọi tắt là Bên A)

BÊN GÓP VỐN THỨ HAI

Ông ……….., sinh năm ……….., CMND số ……….. do Công an……….. cấp ngày ………..

Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …………

                                                                                                (Trong Hợp đồng gọi tắt là Bên B)

Sau khi bàn bạc đàm phán thỏa thuận, chúng tôi cùng nhau đi đến thống nhất lập Hợp đồng này với các điều kiện và điều khoản sau:

ĐIỀU 1

MỤC TIÊU GÓP VỐN, ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Các bên cùng nhau giao kết hợp đồng góp vốn này với mục đích hợp tác kinh doanh tại địa điểm kinh doanh: …………

Vốn góp sử dụng vào mục đích hợp tác kinh doanh …………

ĐIỀU 2

GIÁ TRỊ GÓP VỐN VÀ TỶ LỆ GÓP VỐN

Tổng giá trị vốn góp:……….. đồng (Bằng chữ: ………..).

Các bên thống nhất góp vốn như sau:

– Bà ………..  và ông ……….. góp 55.0% giá trị tương đương ……….. đồng (Bằng chữ: ………..).

– Ông ……….. cam kết góp 45.0% giá trị tương đương ……….. đồng (Bằng chữ: ………..).

ĐIỀU 3

THỜI HẠN GÓP VỐN

Thời hạn góp vốn ……….. tháng kể từ ngày ký hợp đồng này.

ĐIỀU 4

ĐẠI DIỆN QUẢN LÝ PHẦN VỐN GÓP

– Bên B đồng ý để Bên A làm đại diện phần vốn góp theo quy định tại Hợp đồng này để điều hành hoạt động tại địa điểm kinh doanh nêu trên, Bên B sẽ hỗ trợ bên A trong việc quản lý chung.

– Trong trường hợp Bên B muốn chấm dứt góp vốn vào bất kỳ thời điểm nào thì bên A sẽ có trách nhiệm hoàn thiện mọi thủ tục pháp lý cần thiết hoặc bất kỳ thủ tục với bên thứ ba nào khác để bên B chuyển nhượng và/hoặc rút vốn và/hoặc trực tiếp quản lý phần vốn của mình đã góp không phụ thuộc vào bất kỳ thỏa thuận nào của Bên A với bất kỳ bên thứ ba nào khác.

– Trong quá trình hoạt động, nếu có vấn đề gì liên quan đến phần vốn góp nêu trên của Bên B thì Bên A phải trao đổi, cung cấp đầy đủ thông tin một cách chính xác và trung thực để cùng Bên B thống nhất giải quyết vấn đề.

– Trong trường hợp Bên A không còn tiếp tục điều hành kinh doanh vì bất kỳ lý do gì thì Bên A phải có trách nhiệm thông báo với Bên B.

ĐIỀU 5

RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN

Các Bên tham gia Hợp đồng thoả thuận chia lợi nhuận từ việc kinh doanh theo tỷ lệ tương ứng với số vốn % bỏ ra. Các khoản lỗ nếu có cũng được chia đều cho các bên theo tỷ lệ như trên.

ĐIỀU 6

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Tranh chấp giữa các Bên có liên quan, hoặc phát sinh từ Hợp đồng trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải. Trong trường hợp các Bên tranh chấp vẫn không thoả thuận được với nhau thì vụ tranh chấp sẽ được đưa ra Tòa án Cấp có thẩm quyền tại Việt nam xét xử.

ĐIỀU 7

CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Việc chấm dứt hợp tác kinh doanh này phải nhận được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các bên tham gia ký kết Hợp đồng này.

ĐIỀU 8

QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HAI BÊN

1 Quyền và nghĩa vụ của Bên A

– Chịu trách nhiệm điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh tại địa điểm nêu trên.

– Thông báo đầy đủ thông tin, lợi nhuận, tình hình hoạt động kinh doanh.

– Bên A không được sử dụng phần vốn góp phát sinh trên số tiền hợp tác đầu tư của Bên B để chuyển nhượng/cầm cố/thế chấp hoặc sử dụng như bất kỳ biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự nào khác cho bất kỳ bên thứ ba nào.

2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

– Góp vốn theo đúng thỏa thuận này.

– Được phân chia lợi nhuận hàng tháng theo tỷ lệ góp vốn.

– Được yêu cầu cung cấp thông tin về phần vốn góp và tình trạng hoạt động kinh doanh.

– Được phép chuyển nhượng phần vốn góp cho bên thứ Ba mà không cần phải bàn bạc và được sự chấp thuận của Bên A.

ĐIỀU 9

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi các bên ký kết và được công chứng.Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Hợp đồng này chỉ có giá trị khi được các bên lập thành văn bản có công chứng của công chứng viên Văn phòng Công chứng Mỹ Đình.

2. Các bên, từng người một đã tự đọc lại nguyên văn Hợp đồng, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng này, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

  Hai bên, từng người một cùng ký tên hoặc điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.

                                       BÊN A                                                                                                        BÊN B                                                                                      

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

………..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *