Mẫu biên bản thỏa thuận mua bán nhà đất

Ngày nay, chuyển nhượng mua bán đất đai là hoạt động diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Mẫu biên bản thỏa thuận mua bán nhà đất là một mẫu giấy tờ cần thiết giữa các bên mua bán nhà đất và được lập khi các bên đã thỏa thuận, thống nhất với nhau về các điều kiện mua bán

Mẫu biên bản thỏa thuận mua bán nhà đất

Mẫu biên bản thỏa thuận mua bán nhà đất cần lập đảm bảo đầy đủ các thông tin sau đây:

  • Thông tin hai bên mua bán đất
  • Giá mua/bán và phương thức thanh toán;
  • Trách nhiệm của các bên nộp thuế và nộp lệ phí;
  • Điều khoản về quyền sử dụng đất chuyển nhượng;
  • Điều khoản về phương thức giải quyết nếu có tranh chấp;
  • Cam kết của các bên tham gia trong biên bản;
  • Chữ ký, con dấu (nếu có) của hai bên mua bán

Hướng dẫn viết mẫu biên bản thỏa thuận mua bán nhà đất

Thông tin của các bên: Ghi đầy đủ họ tên, số căn cước công dân, địa chỉ của 2 bên mua bán nhà đất và bên người làm chứng

Nội dung biên bản: Thông tin về mảnh đất mà hai bên mua bán ( về chiều dài, chiều rộng, diện tích, sổ đỏ số…)

Thông tin về giá chuyển nhượng cụ thể: ghi cả bằng số và bằng chữ.

Nếu có đặt cọc thì phải ghi rõ số tiền đặt cọc, thời hạn đặt cọc và thời hạn thanh toán nốt số tiền còn lại

Thông tin về chế tài nếu một trong 2 bên vi phạm

Cuối cùng là chữ ký của hai bên

Lưu ý khi viết biên bản thỏa thuận mua bán nhà đất

Mẫu biên bản thoả thuận mua bán nhà đất cũng phải ghi rõ trách nhiệm của các bên sau khi diễn ra hoạt động chuyển nhượng, mua bán. Cuối cùng là ký kết khi hai bên đã tự đọc lại nguyên văn biên bản, chấp nhận toàn bộ các điều khoản của biên bản và cam kết thực hiện.

Ngoài các thông tin cá nhân của bên mua và bên bán thì bên làm chứng cũng cần ghi rõ họ tên, năm sinh, căn cước công dân và địa chỉ.

Cần ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về mảnh đất được mua bán, thời hạn đặt cọc, thỏa thuận về vấn đề tranh chấp, khiếu nại… Các bên thỏa thuận càng rõ ràng, chi tiết sẽ càng thuận lợi cho các bên trong quá trình tiến hành mua bán chuyển nhượng.

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về “Mẫu biên bản thỏa thuận mua bán nhà đất”. Nếu muốn đảm bảo tính pháp lý của tài liệu này có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ mua bán, chuyền nhượng quyền sử dụng đất bao gồm những gì?

Hồ sơ yêu cầu công chứng: 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng cho văn phòng công chứng, gồm:
+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
+ Dự thảo hợp đồng (nếu có);
+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.
Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên…

Biên bản thỏa thuận mua bán nhà đất có cần công chứng không?

Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Theo đó, chỉ các trường hợp trên mới bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Còn biên bản thỏa thuận mua bán nhà đất không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho hai bên thì bạn nên công chứng, chứng thực biên bản thỏa thuận này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *